Bùi Thảo chân thành cảm tạ nhạc sĩ Giao Tiên đã đồng cảm và phổ nhạc
Tình sử Huyền Trân thật tuyệt vời và cảm tạ nhạc sĩ Ngọc Anh đã thu âm
và phối khí và thực hiện video hoàn hảo và cảm tạ nữ ca sĩ Thái Hoà với
giọng ca rất hay dễ đi vào lòng người.
Tình sử Huyền Trân.
Thơ: Bùi Thảo.
Nhạc: Giao Tiên.
Thu âm và phối khí: Nhạc sĩ Ngọc Anh.
Ca sĩ Thái Hoà.
Vì hai nước an bình hạnh phúc
Nghe tiếng danh tài đức Chế Mân
Huyền Trân công chúa nhà Trần
Vâng lời Thái thượng hoàng Nhân Tông bàn
Con hiếu thảo muôn vàn kính cẩn
Xuất tòng phu y chuẩn lệnh cha
Thuyền hoa đợi bến Hồng Hà
Chờ ngày đưa tiễn nàng xa kinh thành
Bởi đòi hỏi triều Anh Tông ép
Vua Chế Mân chịu lép hiến dâng
Hai châu Ô-Lý trao Trần
Gọi là sính lễ triều thần Anh Tông
Thuyền ra cửa biển xuôi dòng
Lênh đênh trùng sóng cõi lòng ngổn ngang
Huyền Trân công chúa ngỡ ngàng
Chiêm Thành nghìn dặm hoang mang đường tình
Kiệu vàng đưa đón về kinh
Sắc phong hoàng hậu linh đình tiệc tân
Nàng mười chín, tuổi thanh xuân
Kết hôn Chiêm Quốc tình thân hai nhà
Gần năm trọn, lệ sa nhòa
Chế Mân tại vị băng hà đột nhiên
Huyền Trân dang dở tình duyên
Thuyền trôi theo gió về miền cố hương
Người đời châm biếm hai vương
Hôn nhân chính trị xót thương liễu bồ.
Bùi Thảo (Saint Paul, Minnesota. USA)
Ghi chú trích từ tài liệu: Công chúa Huyền Trân (Hoàng hậu
Paramecvari) chỉ làm hoàng hậu thứ vì trước đó Chế Mân đã có một hoàng
hậu người Chiêm có con trai là Chế Chi, sau này kế vị Chế Mân- và một
hoàng hậu khác là công chúa Tapasi, người Java.
Dư luận và một số sử gia lại gán ghép tên nàng vào một uẫn tình đặc
biệt là sử thần Ngô Sĩ Liên thời nhà Lê đã lên tiếng chê bai nhục mạ
không thương tiếc và đúng hơn là một mối ô nhục khi bảo rằng nàng đã tư
thông với Trần Khắc Chung!
Minh chứng khoa học không chỉ đễ minh oan mà còn đòi hỏi lịch sử phải
trả lại sự vẹn toàn phẫm giá và tấm lòng trung trinh, danh dự không
những cho công chúa, Thượng hoàng Trần Nhân Tông cha của nàng và cả
triều đình bấy giờ mà lẽ ra hậu thế phải tri ân thay vì ngộ nhận qua
nhân định của sử thần Ngô Sử Liên.